Tìm hiểu về CPU – Bộ vi xử lý của máy tính
Tìm hiểu về CPU – Bộ vi xử lý của máy tính
Laptop được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau để tạo nên một máy hoàn chỉnh: Màn hình, main, ram, nguồn, Card màn hình, ổ đĩa cứng,… Thế nhưng, một bộ phận được coi là bộ não của chiếc máy đó chính là cpu. CPU – từ viết tắt của Central Prossesing Unit, gọi nôm na là bộ vi xử lý trung tâm. Là nơi tiếp nhận và xử lý mọi hoạt động, thông tin trong máy tính tương tự như bộ não của con người vậy. Có 2 nhà sản xuất CPU lớn hiện nay chính là Intel và AMD. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cpu của Intel, bởi vì có lẽ chúng gần gũi với chúng ta nhất.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về cpu từ Intel Pentium trở về sau này. Tính đến thời điểm hiện tại thì chúng ta có 3 dòng cpu chính: Pentium, Celeron và Core i. Chúng ta hãy điểm qua từ dòng nhé:
Intel Pentium
Ra đời từ những năm giữa thập niên 90. Các thế hệ Pentium chủ yếu hướng đến người dùng phổ thông, chưa được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại nhằm tiết kiệm năng lượng. Không tích hợp công nghệ Turbo Boost, có khả năng tương thích với nhiều board mạch của nhiều hãng khác nhau.
Intel Pentium thường chỉ có 2 nhân (Với một số ít 4 nhân), có độ xung nhịp từ 1,1 – 3.5GHz. Có thể kể đến một số thế hệ của dòng Intel Pentium như: Pentium, Pentium II, Pentium III, Pentium IV (32 bit). Bộ xử lý 64 bit có 1 số thế hệ như: Pentium D, Pentium Extreme Edition.
Intel Celeron
Được xem như là một phiên bản rút gọn của Pentium. Celeron có số bóng bán dẫn ít hơn và bộ nhớ cache cũng nhỏ hơn Pentium. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chip Celeron trên các đời máy giá rẻ bình dân.
Intel Celeron và Pentium cho hiệu năng tương đương nhau ở các tác vụ thông thường. Nhưng khi làm việc ở các ứng dụng như đồ họa, chơi game, xem phim thì Pentium cho tốc độ nhanh hơn hẳn.
Intel Core i
Hiện nay Intel Core i có 4 dòng: i3, i5, i7, i9 với 8 thế hệ: Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell, Broadwell, Skylake, Kabylake và Coffeelake. Dòng càng cao và thế hệ càng mới thì sẽ được sẽ được nâng cấp khả năng xử lý và cho hiệu năng cao hơn.
Nhận biết ký hiệu trên cpu Core i
Mỗi phiên bản cpu sẽ có ký hiệu gồm một dãy số và chữ ở sau cùng. Và mỗi chữ sẽ có ý nghĩa riêng của nó:
- Chip K: Cpu không khóa hệ số lõi, có thể ép xung tăng hiệu suất của máy.
- Chip U: Có xung nhịp thấp, thường dành cho các dòng Ultrabook hoặc các laptop tiết kiệm năng lượng.
- Chip M: Có xung nhịp cao, dùng cho các máy chơi game hoặc đồ họa.
- Chip H: Cpu cho hiệu năng đồ họa cao.
Và còn nhiều phiên bản khác nữa dành cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Tùy vào mục đích của mỗi người nên lựa chọn cho phù hợp.
Số nhân của cpu Core i
Core i3: Hầu hết đều chỉ có 2 nhân trên cả PC và laptop.
Core i5: Ở laptop thường chỉ có 2 nhân, nhưng được trang bị cả công nghệ Turbos boost và Hyper threading. Ở PC thường có 4 nhân và hầu hết chỉ được trang bị công nghệ Turbo boost mà thôi.
Core i7: Ở PC được trang bị 4-6 nhân trong khi laptop chỉ có 2-4 nhân. Hầu hết các dòng Core i7 đều được trang bị cả 2 công nghệ Turbo boost và Hyper threading.
Core i9: Được trang bị 4 nhân trở lên. Với sự thay đổi đáng kể so với core i7 về tốc độ xử lý cũng như đa tác vụ.
Với hiệu xuất xử lý mạnh, nhiều tính năng được nâng cấp. Phù hợp với hầu hết các board mạch chủ, đi kèm đó là khả năng ép xung ( Turbo boost) để có thể xử lý các công việc đòi hỏi cấu hình cao phù hợp với dân lập trình hoặc đồ họa. Hầu hết các máy tính hiện nay đều sử dụng cpu của intel vì nó đa dạng về giá thành cũng như hiệu năng phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Hi vọng với bài tìm hiểu về cpu sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích để có thể lựa chọn cho mình một chiếc laptop với cấu hình cho phù hợp.